Phạm Hồng Sơn - Đá Núi - Mãi Hồng - Nồng Say | Thơ tình…Phạm Hồng Sơn
1496
single,single-post,postid-1496,single-format-standard,eltd-core-1.0.3,ajax_fade,page_not_loaded,,borderland-ver-1.8.1,vertical_menu_enabled, vertical_menu_left, vertical_menu_width_290,smooth_scroll,paspartu_enabled,paspartu_on_top_fixed,paspartu_on_bottom_fixed,vertical_menu_inside_paspartu,transparent_content,wpb-js-composer js-comp-ver-4.11.2.1,vc_responsive
Nguoi dep

Thơ tình…Phạm Hồng Sơn

THƠ TÌNH … PHẠM HỒNG SƠN

Người Xứ Quảng (nhà thơ Nguyễn Mạnh Hùng)
Nguyên Tiêu 2016

 

Thơ là tình. Tình đẹp nhất trong thơ là tình yêu nam nữ ( anh-em ) được người thi sĩ cảm xúc thăng hoa nên vần, nên điệu thành những câu thơ, bài thơ làm rung cảm mọi người. Bởi thế không biết bao nhiêu bài thơ tình của các thi nhân trở thành những kiệt tác sống mãi trong tâm tưởng người yêu thơ trên thế gian này. Biết vậy ! nhưng để diễn tả cảm xúc yêu thương chân thành đằm thắm đó đâu có dễ. Trước hết người thi sĩ phải có trái tim yêu. Yêu phải chân thành phải say đắm. Rồi đến, người thi sĩ thực sự phải có tài năng thiên phú thơ ca. Điều đó không dễ mấy người có được.
Phạm Hồng Sơn ! bạn tôi và bạn của nhiều người đã hơn người là thế.

Nói đến tổng giám đốc Phạm Hồng Sơn người ta nghĩ ngay đó là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ đã thành danh. Tôi xin điền thêm một danh hiệu : Thi sĩ…tình yêu !

Đầu xuân, tôi nhận được món quà nhỏ của Phạm Hồng Sơn : chùm thơ tình. Nhân dịp Nguyên Tiêu ( ngày thơ Việt Nam ) tôi mạo muội sơ lược đôi lời, đôi ý những cảm xúc và suy nghĩ của mình về những bài thơ tình nho nhỏ, rất dễ thương và cũng rất nồng nàn của thi sĩ Phạm Hồng Sơn lên fai-ce-book như là lời tri âm của tôi đối với Phạm Hồng Sơn và chia sẻ đến với mọi người đã và đang yêu mến ngưỡng mộ người “đa sĩ” đó.

Cũng như tôi và nhiều người bạn khác, Sơn đã bước qua cái tuổi ngũ thập. Cái tuổi báo hiệu con người đã về già. Mà đã về già thì tất cả đều già và tắt. Nhưng riêng Sơn : người thi sĩ thì tình yêu không có tuổi. Nguồn năng lượng yêu vẫn rạo rực vẫn tuôn trào” ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”. Bời thế Phạm Hồng Sơn đã mượn những câu thơ để nói lên nỗi niềm của mình :

– Anh chỉ muốn làm ngôi sao may mắn
Bay giữa đời mang hạnh phúc cho em
– Anh chỉ muốn là mặt trời rực nắng
Sưởi trái tim đang đau đớn vì yêu
– Anh muốn gọi tên em người yêu dấu
Suốt đời mình mãi mãi chẳng hề phai
( Điều anh muốn nói )

Bài thơ “ Điều anh muốn nói”- là một bài thơ nhỏ chỉ có ba khổ thơ, tôi lấy hai câu thơ đầu của mỗi khổ giới thiệu cho bạn đọc, để mọi người cảm nhận được sự xúc cảm mãnh liệt của thi sĩ đến với “ em” biết nhường nào. Lời thơ, ý thơ thật gản dị và chân thành, Phạm Hồng Sơn như nói hộ cho biết bao người đã và đang mãi khao khát niềm yêu. Tôi tâm đắc và xúc cảm nhất là hai câu “ Anh muốn gọi tên em người yêu dấu / Suốt đời mình mãi mãi chẳng hề phai”. Đúng là đã trót yêu ai rồi thì “ Từng mùa thu chết mùa thu chết / Vẫn giấu trong tim bóng một người” ( Hai sắc hoa Ti-Gôn-TTKH ). Yêu em là thế ! nhưng nói lên tiếng yêu đâu có dễ, thôi thì mượn ngôn từ của NÀNG THƠ để bày tỏ nỗi niềm “ĐIỀU ANH MUỐN NÓI” phải thế không Sơn ?

Yêu quá hóa tương tư. Tương tư làm cho tâm hồn bâng khuâng mơ tưởng hình bóng người mình yêu như ảo ảnh trong ánh nắng ban mai và cả trong bóng tối của đêm thâu :

– Tôi ra về nhìn em qua đêm tối,
Biết âm thầm sương xuống ướt bờ vai.
Thấy tóc em buông dài thêm mềm mại
Đêm thì thầm theo chân bước dần xa!
( Hương đêm và em )

Nếu bài thơ “ Điều anh muốn nói” là nỗi lòng rạo rực thiết tha thiết thì bài thơ “ Hương đêm và em “ là những cảm xúc sâu lắng như một cung lặng, một nốt trầm của bản tình ca ai đó đang ngân nga vậy :

– Hương của đêm hay hương đời quyến rũ?
Thoáng ngập ngừng vương tà áo bâng khuâng.
Theo bước chân ra về trên phố vắng
Tôi ngỡ ngàng hay đó chính hương em!
( Hương đêm và em )

Em như là “hương đời quyến rũ” như là “ tiếng lá” như là ảo ảnh trong bóng đêm , có lẽ nào :

Có lẽ nào anh lại nhớ em!
Cứ ước rằng em đứng bên thềm
Tóc cài hoa đỏ nghiêng nghiêng nắng
Để thấy bóng hình nhuộm vào tim!

Anh ước ngày mai nối ngày mai
Em đến thăm anh, nhẹ gót hài
Lá hát bên đường hoa thơm ngát
Để dặn nhau rằng mộng đừng phai
( Có lẽ nào )

Bài thơ “Hương đêm và em” như đang đưa nỗi niềm của con người đến quãng trầm nhất thì bài thơ nhỏ “CÓ LẼ NÀO” lại chuyển tông, chuyển phách đổi nhịp làm cho cung bậc tình yêu của người trai rộn ràng hẳn lên. Xét về thi luật thì Phạm Hồng Sơn quả là có tay nghề. Những câu từ của bài thơ “ Có lẽ nào” được thi sĩ viết thành thể thơ “thất ngôn” vần và điệu được gắn kết tạo nên tính nhạc rất rõ. Người yêu thơ và sành thơ dễ cảm nhận được điều đó: Anh ước ngày mai nối ngày mai/ Em đến thăm anh nhẹ gót hài/ Lá hát bên đường hoa thơm ngát/ Để dăn nhau rằng mộng đừng phai. Rất giỏi ! Tuyệt ! Miễn góp ý !
Đã yêu thì phải tìm cho dù em chỉ là ảo ảnh mà suốt đời anh phải đi tìm:

Ta đi tìm em sao thấy xa thêm!
Mùa đổi mùa cây nhiều lần thay lá
Dòng đời trôi ngược xuôi về trăm ngả
Ta vẫn chờ trong hy vọng mong manh!
( Tìm em )
Cho dù “Hy vọng mong manh” nhưng vẫn cứ :
Đêm và mơ thấy đôi mắt long lanh
Hình như muốn nói với ai còn đợi
Dẫu có mơ hồ, cũng thấy mình tươi mới
Trái tim đầy thổn thức với nao nao!
( Tìm em )

Hy vọng Sơn và chúng ta sẽ làm cuộc hành trình “ tìm em” đi tìm nguồn cảm hứng tình yêu cho cuộc đời của mình. Nói như Xuân Diệu “ông hoàng thơ ca tình yêu “

Đố ai sống mà không yêu
Chẳng nhớ, chẳng thương một kẻ nào

Hay :

Trong hơi thở chót dâng trời đất
Mà vẫn si tình đến ngất ngư
(Xuân Diệu )

Thi sĩ Phạm Hồng Sơn yêu như thế đó. Thơ tình Phạm Hồng Sơn còn nhiều lắm. Có bài đã làm nên nhạc phẩm danh tiếng như “Chiều phố nhỏ”. Với sự cảm nhận và bút lực có hạn-tôi Người Xứ Quảng xin chia sẻ nỗi niềm cảm xúc THƠ TÌNH Phạm Hồng Sơn-bạn tôi trong đêm rằm Nguyên Tiêu !

No Comments

Post a Comment