Phạm Hồng Sơn - Đá Núi - Mãi Hồng - Nồng Say | Âm nhạc giúp tôi lạc quan vượt qua mọi khó khăn
51428
page,page-id-51428,page-template,page-template-full_width,page-template-full_width-php,eltd-core-1.0.3,ajax_fade,page_not_loaded,,borderland-ver-1.8.1,vertical_menu_enabled, vertical_menu_left, vertical_menu_width_290,smooth_scroll,paspartu_enabled,paspartu_on_top_fixed,paspartu_on_bottom_fixed,vertical_menu_inside_paspartu,transparent_content,wpb-js-composer js-comp-ver-4.11.2.1,vc_responsive
Âm nhạc giúp tôi lạc quan vượt qua mọi khó khăn

Phạm Lý
Số đặc biệt 2-9-2014 – Tạp chí Giao thông Vận tải

Dù đảm đương công việc lãnh đạo, nhưng Phạm Hồng Sơn lại yêu văn nghệ đến say mê. Không chỉ hát hay, anh còn viết nhạc, viết sách, làm thơ, viết tản văn. Anh nói: “Trong tôi có 2 con người, một con người của công việc, một con người của nghệ thuật. 2 cái trong 1”.

 

Không biết chơi, nhưng khoác đàn đi khắp Hà Nội

Khi đang học lớp 10, một người anh họ của Phạm Hồng Sơn ở Nga về và có xách về một cây đàn ghi ta. Tối đến ở nông trường, người anh họ đem đàn ra đánh. Thấy em say mê nhìn cây đàn không rời, người anh họ nói: Em mà đỗ đại học anh thưởng cây đàn.

Chẳng qua nói vui, nhưng không ngờ Phạm Hồng Sơn đỗ đại học thật. Anh cầm giấy thông báo trúng tuyển sang và dứt khoát anh tặng bằng được cây đàn. Buộc giữ lời hứa, thế là người anh họ cho anh cây đàn.

“Tôi khoác cây đàn đi bộ ra nông trường tới ga Cầu Giáp ở Quỳnh Lưu, Nghệ An đón tàu hỏa ra Hà Nội. Trên vai khoác và giữ khư khư cây đàn nên ai cũng nghĩ mình là một nhạc sĩ tài ba. (cười). Mọi người bảo tôi đàn cho nghe 1 bài, tôi chỉ cười. Ra đến Hà Nội khoác cây đàn vào lớp. Có một anh tên là Hiền, hơn tôi 4 tuổi, nhìn thấy tôi khoác cây đàn rất hâm mộ nên bảo: Nhạc sĩ ơi nhạc sĩ, chơi 1 bài đi. Lúc đó tôi mới thú thật rằng mình không biết chơi. Mới được thưởng chứ chưa được học. Anh ấy trợn mắt bảo: Cậu không biết chơi đàn mà dám khoác đàn đi giữa thủ đô Hà Nội à (cười). Sau đó, anh bạn này đã dạy tôi đàn, nhưng chỉ biết đánh 1 gam chủ đạo đó là gam …rê thứ! Đấy là người thầy đầu tiên của tôi”, Phạm Hồng Sơn kể.

Vì thích hát nhạc trữ tình, nhạc đỏ thế nên mọi người giới thiệu và khuyên anh nên đi tìm thầy để học. Trong một lần đi bộ bên bờ Hồ thấy số 1 Hàng Trống có ghi “Ở đây dậy ghita, vậy là tôi vào hỏi và đăng kí học. Tôi học được 8 buổi, mỗi buổi 1 tiếng đồng hồ và học vào sáng chủ nhật hàng tuần. Tôi được dậy và biết khuông nhạc có 5 dòng kẻ, biết thế nào là khóa sol, là đồ rê mi, là đơn kép đen trắng… nhạc sĩ Ngọc Thanh dậy cho tôi tập đàn bài Làng tôi của Nhạc sỹ Văn Cao.

 

Mua sách về tự học nhạc

Do đi lại xa xôi, với lại sinh viên thời đó gặp nhiều khó khăn, nên Phạm Hồng Sơn đã quyết định mua sách về nhà tự học. Thấy mọi người đàn, anh ngồi xem sau đó học lỏm, tự chơi.

Về thanh nhạc, Phạm Hồng Sơn cũng tự mày mò học. Anh nghe qua radio rồi bắt chước. “Tôi rất thích giọng hát của Kiều Hưng, Ngọc Tân, Trung Đức… Mỗi lần mình thích bài hát nào là mình thuộc và hát y như họ. Cứ thế tôi tự tập, có lẽ do cứ hát theo họ nên có lẽ họ là những người thầy dậy gián tiếp mình. Khi ngân lên, luyến láy thế nào thì phải giống y sì ông ấy hát mới thôi”, anh nói.

Có giọng hát hay, nên hội diễn nào ở trường GTVT, Phạm Hồng Sơn cũng được tham gia. Và khi biết những bài hát hội diễn tự biên tự diễn cũng đạt giải cao nên anh bắt đầu sáng tác.

Năm 1980, anh viết 2 tác phẩm đầu tay: Bài ca truyền thống sinh viên giao thông và Hát về những con đường cho hội diễn trường GTVT . Khi đó anh được thưởng 100 đồng, so với  hồi đó, cao hơn hăn lương kĩ sư có 63 đồng 1 tháng.

“Có một lần ngồi nghe giảng thầy nói chán quá, lại có mấy tứ thơ nảy trong đầu, thế là chạy sang phòng bên cạnh, tôi dùng ngón tay viết lên chiếc bàn đầy bụi phủ. Viết hết bàn này bàn kia bài Hát về những con đường. Học thuộc rồi về phổ nhạc”, anh nói về hoàn cảnh ra đời bài Hát về những con đường.

Những năm sau đó, thỉnh thoảng anh cũng vẫn viết nhạc, nhưng lúc đó anh viết cho vui, viết cho bạn gái, bạn này bạn kia. Năm 1983 khi về công tác ở Gia Lai Kon Tum năm nào cũng có hội diễn, nên để giành giải cao anh đã sáng tác sau đó ôm đàn lên sân khấu hát. Lần nào cũng được huy chương vàng.

Thế rồi, những chuyến đi công tác dọc dài theo đất nước, đã giúp Phạm Hồng Sơn viết lên những bài thơ, bản nhạc ca ngợi quê hương, đất nước, Bác Hồ kính yêu.  Đến bây giờ gia tài sáng tác của anh đã lên tới hơn 20 ca khúc. Những bài hát của anh sáng tác không chỉ do anh thể hiện mà còn được các giọng ca nổi tiếng như NSND Thu Hiền, Trọng Tấn, NSƯT Vy Hoa, NSƯT Tố Uyên, Thúy Nội, Thanh Vinh thể hiện…Nhân dịp tết

 

NSND Thu Hiền: Tôi mà hát vo thì thua anh Sơn

Năm 2007, thấy Phạm Hồng Sơn sáng tác nhạc, làm đĩa và có tác phẩm mới được giới thiệu trên VTV là Hát mãi Trường Sơn, một nhóm người bạn của anh ở trường ĐH Nghệ thuật Văn hóa Quân đội đã rủ anh tham gia Hội nhạc sĩ Hà Nội. Trước lời mời tình cờ này, anh từ chối “tớ không phải nhạc sĩ tớ là kĩ sư thôi”. Tuy nhiên, những người bạn này không chịu, cứ khăng khăng nói anh không làm thì để chúng em mang chứng minh thư đi làm hộ. Sau đó, nhóm người bạn làm hộ anh, anh chỉ việc kí giấy tờ.  Từ đó tới nay Phạm Hồng Sơn đã có 7 năm làm hội viên hội nhạc sĩ Hà Nội.

Phạm Hồng Sơn cũng từng có cơ duyên gặp nhạc sĩ Văn Cao. Khoảng năm 1992, khi là hội viên Hội nghệ thuật văn hóa tỉnh Kon Tum, theo lời đề nghị của Chủ tịch hội: Nhạc sĩ Văn Cao có nguyện vọng chưa bao giờ được vào Tây Nguyên cả, thế bây giờ đề nghị, các hội viên của hội làm ở ngành Giao thông, có điều kiện ra Hà Nội và có điều kiện về mặt kinh phí hơn ra tặng cho vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao một cặp vé khứ hồi và mời vợ chồng nhạc sĩ vào Tây Nguyên..

“Khi ra Hà Nội và đến thăm nhà nhạc sĩ Văn Cao, khi đó ông yếu lắm rồi. Hôm đó, đến nhà thấy Ông không ăn cơm mà ăn bánh cuốn. Sau khi nhận quà, nhạc sĩ cảm ơn, nói là sức khỏe yếu rồi nhưng mà nếu khỏe ông sẽ đi. Ngày đó, nhạc sĩ Văn Cao còn tặng ông một số bài hát, những bản thảo của mình. có chữ kĩ Văn Cao. Chụp ảnh làm lưu niệm”.

Phạm Hồng Sơn đã từng tham gia tọa đàm do VTV tổ chức Rạng ngời sức sống Việt Nam với nhạc sĩ Phạm Tuyên. Trong giới nhạc sĩ, ông chơi thân với nhạc sĩ An Thuyên, NSND Thu Hiền…Phạm Hồng Sơn cho biết anh chơi với NSND Thu Hiền từ 2001. Anh nhớ có một lần đi nhậu cùng nhau,  Thu Hiền bảo “Tôi mà hát vo tôi thua anh Sơn”.  “Khi người  lái xe đưa chị ấy về chị ấy còn dặn: Giọng hát anh Sơn quý lắm, cậu về bảo anh Sơn cố gắng giữ giọng đừng có phá giọng. Tôi về cười tôi  bảo, mình cứ giữ thì thành ca sĩ mất rồi, mình cứ phải a ma tơ mới vui”, anh kể.

 

Có chất nghệ sĩ lúc khó khăn vượt qua được hết

Với Phạm Hồng Sơn, hát và sáng tác là sự tự nhiên, thấm thía và dào dạt của người trong cuộc. Có da diết dân ca. Có khỏe khoắn của hành khúc. Có nồng hậu của núi rừng. Có vời vợi của những con đường, bất tận. Và đặc biệt là có một trái tim chan chứa yêu người, yêu đời…

Phạm Hồng Sơn bảo có chất nghệ sĩ thì khi mình xử lý công việc, hay là đối nhân xử thế thẫm đẫm chất nhân văn nhiều hơn. Tức mình không thể xử sự một cách vô tình được, làm việc gì cũng phải cân nhắc giữa lý và tình.

“Những lúc buồn nhất, vất vả nhất tôi dùng âm nhạc động viên mình, vẫn yêu đời, làm thơ, sáng tác, vì thế mà mọi khó khăn đều vượt qua được hết. Hơn nữa âm nhạc cũng mang niềm vui đến mọi người, tự dưng mọi người yêu quý mình, đó là một lợi thế trong quan hệ, làm cho mình dễ thương, gần gũi chân thành, hòa đồng với mọi người hơn”, anh nói.

Giải thưởng – Huy chương vàng (sáng tác và biểu diễn) Hội diễn nghệ thuật Công nhân lao động tỉnh Gia Lai- Kon Tum và Kon Tum từ năm1984-1994.
– Huy chương vàng Quốc gia cho sáng tác và biểu diễn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng ngành Giao thông vận tải năm 2000.
Album – Con đường của Bác – đường Hồ Chí Minh – Vol 1.
– Một số sáng tác Phạm Hồng Sơn – Vol 2.
Sách – “Đường Hồ Chí Minh – Rạng ngời sức sống Việt Nam” do nhà xuất bản văn học ấn hành.
– “Con đường của Bác đường Hồ Chí Minh” Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam DIHAVINA, Nhà Xuất Bản Thanh Niên ấn hành.