
Vườn xưa!
Anh về lại vườn xưa
Không còn em ở đó
Chỉ còn nhành hoa đỏ
Giọt sương tròn vấn vương.
Anh đi khắp nẻo đường
Quê mình miền nắng gió
Vẫn một màu hoa đỏ
Nhớ em và đợi em.
Xa nhau nhớ nhiều thêm
Cánh chim trời tít tắp
Mong một ngày sẽ gặp
Hương đời ngát tinh khôi.
Thời gian cứ êm trôi
Một mình anh vẫn đợi
Mơ về nơi mình tới
Nắm tay vào vườn xưa!
BQT
KHÚC TÌNH CA VƯỜN XƯA CỦA PHẠM HỒNG SƠN
Phạm Hồng Sơn bạn thiếu thời nối khố của tôi và nhiều đứa bạn khác của trường cấp 3 Nghĩa Đàn xứ Nghệ những năm 70 của thế kỉ XX. Nhưng so với tôi và lũ bạn, Sơn thành danh và tài hoa quá. Sơn tài hoa đến nỗi có người phải thốt lên :Đa sĩ ! Tuy là một tổng giám đốc của một tập đoàn lớn của bộ giao thông vận tải nhưng mấy ai không biết Phạm Hồng Sơn là nhạc sĩ kiêm ca sĩ thành danh và Phạm Hồng Sơn thi sĩ nữa.
Đúng Phạm Hồng Sơn là một thi sĩ ! Có lẽ Sơn sáng tác thơ không nhiều lắm ? nhưng bài thơ nào của Sơn tôi đều tìm đọc và suy ngẫm. bài thơ nào cũng chan chứa chất trữ tình lãng mạn cái tình của Sơn gởi đến những người thân yêu của Sơn,cảnh sắc thiên nhiên đất nước quê hương trên con đường thiên lí mà Sơn đã đi qua.Tôi thích và khoái nhất là mảng thơ tình của Sơn. Bài thơ nào cũng ngắn gọn xúc tích,dễ thương,làm rung động lòng người vì nó ngân nga giai điệu của một bản nhac.Bởi lẽ thế nhạc phẩm “Chiều phố nhỏ” được phổ từ bài thơ cùng tên làm cho tên tuổi nhạc sĩ Phạm Hồng Sơn được nhiều người ngưỡng mộ yêu mến.Xin được giới thiệu và mạo muội được “bình loạn” một bài thơ khác của Phạm Hồng Sơn-Tôi bắt gặp bài thơ trên trang facebook của Sơn. Bài thơ không có tựa đề. Đây là bài thơ hay !
Anh về lại vườn xưa
Không còn em ở đó
Chỉ còn nhành hoa đỏ
Giọt sương tròn vấn vương.
Anh đi khắp nẻo đường
Quê mình miền nắng gió
Vẫn một màu hoa đỏ
Nhớ em và đợi em.
Xa nhau nhớ nhiều thêm
Cánh chim trời tít tắp
Mong một ngày sẽ gặp
Hương đời ngát tinh khôi.
Thời gian cứ êm trôi
Một mình anh vẫn đợi
Mơ về nơi mình tới
Nắm tay vào vườn xưa!
Như tôi đã có vài lời : tôi là bạn nối khố thưở thiếu thời với Sơn. Bởi vì thế giữa hai tôi có sự đồng cảm rất đặc biệt.Thơ tình của Sơn là Sơn trải lòng tình chung với mọi người và có thể là tình với người đẹp nào đó của riêng Sơn. Ai mà biết được ! Sơn có nhiều người ngưỡng mộ lắm! Bài thơ không có tựa đề lại không có xuất xứ-không rõ thi sĩ viết cho em nào ? ở miền quê nào?. Thôi gác qua một bên. Xin cùng đồng cảm nỗi niềm của thi sĩ :
Anh về lại vườn xưa
Không còn em ở đó
Chỉ còn nhành hoa đỏ
Giọt sương tròn vấn vương
Anh về lại vườn xưa tác giả tự bộc bạch nỗi niềm của mình :”anh về lại” có nghĩa là anh đã trở về của thời quá khứ đó là “vườn xưa”. Vườn xưa vườn của nhà ai đó chắc chứa nhiều kỉ niệm của anh và em.Thế mà: Không còn em ở đó .Nếu câu thơ đầu có gì đó của sự háo hức khấp khởi thì câu thơ tiếp theo như một sự hụt hẫng phũ phàng. Người em của ngày xưa đã xa vắng chỉ còn nhành hoa đỏ/ giọt sương tròn vấn vương. Thi sĩ Phạm Hồng Sơn thật tinh tế khi diễn tả và miêu tả cảnh và tình. Ai đó đã từng nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng đọc bài thơ của Sơn, người đọc không thấy buồn tê tái mà thấy có gì đó buồn bâng khuâng mà thôi.
Đoạn thơ tiếp theo đã minh chứng cho điều đó :
Anh đi khắp nẻo đường
Quê mình miền nắng gió
Vẫn một màu hoa đỏ
Nhớ em và đợi em.
Đúng là thơ của nguyên Tổng giám đốc đường Hồ Chí Minh :Anh đi khắp nẻo đường. Thi sĩ tự nhận lỗi với người em của vườn xưa chăng? Bởi vì trọng trách của công việc của người làm giao thông mà anh mê mải đi mở đường mà vô tình lãng quên người em vườn xưa. Chắc là thế? Nhưng dù đi đâu về đâu anh vẫn không quên :quê mình miền nắng gió.Anh vẫn nhớ vẫn thương một màu hoa đỏ và Nhớ em và đợi em. Anh là thế ! không phải vì em mà anh lãng quên công việc đảm trách của mình. Phải chăng đó cũng là lời thanh minh của Sơn với người vườn xưa
Những câu thơ đó cũng là phẩm chất của một vị Tổng giám đốc bản lĩnh cứng cỏi, tài hoa đa cảm đa tình.Xin được cảm nhận về Sơn như vậy !
Đoạn thơ tiếp theo người đọc cứ cảm như không là thơ nữa mà là giai điệu của một tình khúc nào đó :
Xa nhau nhớ nhiều thêm
Cánh chim trời tít tắp
Mong một ngày sẽ gặp
Hương đời ngát tinh khôi
Đúng là tình yêu càng xa nhau càng nhớ nhiều về nhau. Nhưng hoàn cảnh sống và thân phận thì không chiều theo ý muốn của con người.Cuộc đời con người được Sơn ví: Cánh chim trời tít tắp. Tôi thích câu thơ ví von rất hình ảnh này của sơn làm tôi sực nhớ một câu Kiều của Nguyễn Du :
Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm
( Kiều )
Người em của vườn xưa-người Sơn yêu xin đừng buồn ,bởi vì Sơn đã khẳng định :
Mong một ngày sẽ gặp
Hương đời ngát tinh khôi .
Đoạn thơ kết :
Thời gian cứ êm trôi
Một mình anh vẫn đợi
Mơ về nơi mình tới
Nắm tay vào vườn xưa!
Một đoạn kết đẹp và dễ thương! Sơn chung tình với người em đó vậy sao mà Một mình anh vẫn đợi. Sơn lãng mạn quá Mơ về nơi mình tới.Để rồi nắm tay vào vườn xưa
Một bài thơ tình kể một câu chuyện tình lãng mạn kết thúc có hậu. Thưa nhạc sĩ Phạm Hồng Sơn bài thơ này có thể hát thành tình khúc ngợi ca tình yêu của lứa đôi trên thế gian được rồi đấy.hãy hát lên đi ca sĩ Phạm Hồng Sơn bạn tôi !
Quảng ngãi những ngày cuối tháng 5 / 2015