Phạm Hồng Sơn - Đá Núi - Mãi Hồng - Nồng Say | Giải nhất Báo Giao thông dịp Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống GTVT
1197
single,single-post,postid-1197,single-format-standard,eltd-core-1.0.3,ajax_fade,page_not_loaded,,borderland-ver-1.8.1,vertical_menu_enabled, vertical_menu_left, vertical_menu_width_290,smooth_scroll,paspartu_enabled,paspartu_on_top_fixed,paspartu_on_bottom_fixed,vertical_menu_inside_paspartu,transparent_content,wpb-js-composer js-comp-ver-4.11.2.1,vc_responsive
Beautiful-Road-Wallpaper-HD-84

Giải nhất Báo Giao thông dịp Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống GTVT

Bài viết: Ngày 10/9 và những kỷ niệm không thể nào quên (mục Văn xuôi – Thơ văn sáng tác trong phamhongson.net) đã đoạt Giải Nhất – Báo Giao thông (Với tựa đề: Làm đường dưới làn mưa đạn Fulro).
Tuyệt vời! Xin dâng tặng giải thưởng (kèm theo 20 triệu đồng) cho hai Liệt sỹ Hải và Bình cùng anh em trong Lán công trường Tà Huỳnh đêm 10/9/1985!

Sáng nay (9/6), Bộ GTVT, Báo Giao thông tổ chức trao giải cho các tác giả đạt giải cuộc thi viết “Phóng sự – ký sự, phóng sự ảnh và bài viết kỷ niệm sâu sắc về ngành Giao thông vận tải” hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành GTVT(28/8/1945 – 28/8/2015).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, tháng 6/2014 Báo Giao thông phát động cuộc thi viết này nhằm phát hiện, tôn vinh những điển hình tiến tiến, những hành động mưu trí, dũng cảm và sáng tạo trong chiến đấu, lao động sản xuất của những người lao động trong ngành GTVT các thời kỳ.

Sau một năm phát động, Ban tổ chức đã nhận được gần 300 tác phẩm của các tác giả chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Qua sàng lọc, tuyển chọn các tác phẩm đạt chất lượng, Báo Giao thông đã đăng tải khoảng 150 tác phẩm, gồm: hơn 90 phóng sự, ký sự và phóng sự ảnh; 50 tác phẩm viết về những kỷ niệm sâu sắc; Trong số này có nhiều tác phẩm từ 2, 3 kỳ trở lên. Tác phẩm nhiều kỳ nhất lên tới 12 kỳ là loạt phóng sự: “Những mảnh đời bất hạnh sau tai nạn”.

Các tác phẩm dự thi đa phần có chất lượng tốt, có góc nhìn tươi mới, thể hiện được truyền thống anh hùng “Dũng cảm – Thông minh – Sáng tạo” cả trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà và trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước của ngành GTVT; Những thành quả nổi bật của ngành GTVT tải từ ngày đất nước đổi mới trên những công trình đã và đang được xây dựng trên khắp cả nước từ đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa, đăng kiểm…

Qua cuộc thi cũng tôn vinh và tạo được một phong trào truyền thông sâu rộng về những tấm gương người tốt, việc tốt, những hành động dũng cảm, mưu trí đã và đang hy sinh vì sự nghiệp phát triển ngành GTVT; đồng thời thông qua các bài viết cũng là dịp để cán bộ, công nhân viên ngành GTVT ôn lại những kỷ niệm, những ký ức mà cả đời mình đã gắn bó, trải nghiệm, thậm chí đổ máu vì sự phát triển của ngành GTVT và đất nước.

Cuộc thi cũng tôn vinh và tạo được một phong trào truyền thông sâu rộng về những tấm gương người tốt, việc tốt, những hành động dũng cảm, mưu trí đã và đang hy sinh vì sự nghiệp phát triển ngành GTVT
Trong số này có nhiều bài viết xuất sắc, lôi cuốn bạn đọc, điển hình như tác phẩm đạt giải nhất thể loại phóng sự ký sự: “Làm đường dưới làn mưa đạn Fulro” của tác giả Phạm Hồng Sơn – Tổng giám đốc Ban QLDA 2. Đây là tác phẩm dựa trên câu truyện có thật mà chính tác giả đã trải nghiệm cách đây 30 năm, năm 1985, khi đó ông còn là một thanh niên mới ra trường. Thời điểm đó, trong suy nghĩ của mọi người, đất nước đang trong thời bình, không còn tiếng súng. Nhưng sự thật lại không hẳn vậy, trên công trường đóng tại Tà Huỳnh, phía Nam thị xã Kon Tum, thuộc dự án khôi phục đường 19bis, tiếng súng của Fulro vẫn nổ, vẫn cướp đi hai sinh mạng là những công nhân làm đường, khi chúng quyết ngăn cản những người làm con đường này.

Tác phẩm đạt giải nhất thể loại Kỷ niệm sâu sắc về ngành GTVT: “Ông Sáu Dân với con đường nối hai thế kỷ” của tác giả Hà Đình Cẩn, cũng để lại nhiều cảm xúc cho người đọc. Đây là kỷ niệm của tác giả, nguyên là Tổng giám đốc đầu tiên của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, ông viết lại những câu chuyện hậu trường, từ khi hình thành ý tưởng đến khi quyết định xây dựng con đường xuyên Việt thứ hai. Ở đó có vai trò đặc biệt của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một con người quyết đoán, dám làm dám chịu vì mục tiêu phát triển đất nước. Thông qua đây, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về quyết sách đầy quyết liệt, táo bạo nhưng hết sức sáng suốt của lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Bộ GTVT khi quyết định triển khai xây dựng đường Hồ Chí Minh thời điểm đó.

Về các tác phẩm đạt giải: Sau hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, với sự tham gia của các nhà báo chuyên nghiệp và lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất trị giá 20 triệu đồng, 2 giải Nhì mỗi giải 15 triệu đồng, 3 giải Ba mỗi giải 7 triệu đồng và 5 giải Khuyến khích mỗi giải 3 triệu đồng thể loại phóng sự, ký sự; 1 giải Nhất 15 triệu đồng, 1 giải Nhì 10 triệu đồng, 2 giải Ba mỗi giải 5 triệu đồng và 5 giải Khuyến khích mỗi giải 3 triệu đồng thể loại kỷ niệm sâu sắc về ngành GTVT.

Các tác phẩm đạt giải cụ thể như sau:

Đối với thể loại Phóng sự, ký sự:

– 1 giải Nhất: “Làm đường dưới làn mưa đạn Fulro” của tác giả Phạm Hồng Sơn – Tổng giám đốc Ban QLDA 2

– 2 giải Nhì: “Sống dưới họng súng cướp biển” của tác giả Huy Lộc – Báo Giao thông; và “Người mở đường huyền thoại” của Nhà văn Nguyễn Một.

– 3 giải Ba gồm: “Gã khủng” dốc tiền mua “cục nợ” chờ phá sản” của tác giả Đức Thắng – Tiến Mạnh – Báo Giao thông; “Ám ảnh đời lái tàu” của tác giả Thiện Anh – Báo Giao thông; “Đường xuyên cung lửa” của tác giả Văn Hiền – Việt Trung – Truyền hình ANTV.

– 5 giải Khuyến khích gồm: “Những mảnh đời bất hạnh sau tai nạn” của nhóm tác giả Phóng viên Báo Giao thông; “Chàng Robinson 30 năm canh “mắt thần” biển Đông” của tác giả Danh Khoa; “Những người lên miền tây” của nhà văn Lê Minh Khuê; “Hiến đất tổ tông làm quốc lộ” của tác giả Ngọc Anh; “Công trường MD1, MD2 – một thời để nhớ” của tác giả Cấn Hồng Lai – Tổng giám đốc Cienco 1.

– 1 giải Khuyến khích cho phóng sự ảnh: “Nghề dựng tóc gáy” của tác giả Khánh Linh – Báo Giao thông

Đối với thể loại Kỷ niệm sâu sắc

– 1 giải Nhất: “Ông Sáu Dân” với con đường nối hai thế kỷ” của tác giả Hà Đình Cẩn – nguyên Tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh.

– 1 giải Nhì: “Giao thông vận tải và nguồn cảm hứng sáng tác bất tận” của nhà văn Nguyễn Hiếu, nguyên Trưởng phòng Kinh tế Tổng hợp Đài Tiếng nói Việt Nam

– 2 giải Ba: “Hành trình giành lại quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh” của tác giả Thanh Bình – Báo Giao thông; “Chuyện ba vị tướng làm Bộ trưởng GTVT” của nhà báo Quang Tuấn, nguyên phóng viên chuyên trách Tổng Bí thư (Báo Nhân dân).

– 5 giải Khuyến khích: “Đường Hồ Chí Minh, những năm tháng không quên” của tác giả Nguyễn Ngọc Long – nguyên Cục trưởng cục QLXD&CLCTGT; “Cả làng dỡ nhà, lấy gỗ lót đường cho xe qua” của tác giả Văn Thanh; “Thông điệp từ đường 20 – quyết thắng” của nhà báo Chu Soàn – Nguyên trưởng Ban Biên tập Xây dựng quản lý đô thị Đài phát thanh Truyền hình Hà Nội; “Những kỷ niệm với Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ” của tác giả Nguyễn Hữu Sinh – nguyên chuyên viên đối ngoại Bộ GTVT; “Bám “cổng trời” mở đường N.379 Tây Bắc” của tác giả Đoàn Văn Bửu – nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn GTVT Việt Nam.

1 Comment
  • Hồng Hạnh
    Reply

    Chuyện về sếp tôi.giờ là 23h40 phút sau khi đọc xong kỳ 9 của câu truyện viết về kỷ niêm ngày 10/9 năm 1985 của sếp, từ trước tới nay tôi luôn ấn tượng và quen thuộc với hình ảnh chiến đấu của các chiến sĩ bộ đội, nhưng hôm nay sau khi may mắn được đọc câu truyện này thì ngay lập tức trong tôi lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ, cảm phục trước 1 người lãnh đạo, 1 nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ, nhà viết truyện tài ba – người đã cho tôi có thêm cái nhìn rõ nét về hình ảnh người chiến sĩ công trường thật đẹp, thật đáng nể phục. Lâu lắm rồi tôi gần như không có được thời gian để đọc chuyện, vô tình hôm nay ( dịp nghỉ tết Nguyên Đán 2015) tôi ghé vào thăm fb của sếp và đọc hết bài viết này, 1 bài viết mang tầm cỡ, từng từ từng chữ như thấm vào tôi, cứ dẫn dắt tôi càng đọc càng cảm thấy hồi hộp, thương cảm và tôi đã khóc, đã rơi nước mắt trước nhưng dòng viết đầy nhân văn đó. Đọc đến hết kỳ 9 trong tôi hẫng lại cứ lướt lướt xuống dưới kiếm tìm xem phần tiếp nữa đâu rồi. Mong sếp tôi sớm kể tiếp. Tôi là người rất ít khi nói ra cảm xúc của mình nhưng lần này – sau rất nhiều lần được nghe những bài hát đầy cảm xúc, những bài viết giàu ý nghĩa… của sếp tôi đã khiến tôi quyết định viết ra theo dòng cảm xúc thật của mình lúc này, với 4 từ MẾN TRỌNG, KHÂM PHỤC trước hình ảnh chàng thanh niên năm đó còn quá trẻ nhưng đã tràn đầy nhiệt huyết, tràn đây tố chất của 1 người anh hùng, 1 người lãnh đạo quyết đoán nhưng lại rất đỗi lãng mạn và đầy yêu thương, đầy ân nghĩa – người đó là sếp tôi.(PHS). Gần 10 năm công tác tại Ban HCM dưới sự lãnh đạo của chú, cháu đã trưởng thành hơn rất nhiều. Chú như 1 người thầy, người cha, luôn che chở ( mắng lúc các con hư) nhưng luôn rộng lòng tha thứ khi các con sai phạm. Vậy là trong tôi giờ đã có 3 người là bác, bố và sếp là những người có đủ đức đủ tài đủ chiều sâu tâm hồn khiến tôi trân trọng bằng cả tấm lòng. Cám ơn vì đã được làm nhân viên của chú, được làm 1 thành viên trong gia đình vĩ đại PMU HCM.nn1

    July 10, 2015 at 2:54 pm

Post a Comment